Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Máy xúc đào bánh lốp

Loại máy xúc đào bánh lốp cũng được sử dụng khá nhiều trong thời gian gần đây. Tại Việt Nam, loại máy xúc đào này cũng trở nên phổ biến, bởi nhiều yếu tố mà nhiều doanh nghiệp, trang trại đã lựa chọn loại sản phẩm này.
 
 
 Máy xúc đào bánh lốp Volvo tại một doanh nghiệp ở Hưng Yên
Umg Việt Nam, đơn vị cung cấp máy xúc đào bánh lốp của Volvo ra thị trường Việt Nam, chúng tôi là đơn vị độc quyền của Volvo nên mọi sản phẩm máy xúc đào bánh lốp Volvo đều được nhập khẩu trực tiếp từ Volvo mới 100%, bảo hành chính hãng.
Máy xúc đào bánh lốp có nhiều loại, nhiều dung tích gầu xúc khác nhau, nhiều loại gầu như gầu thuận và gầu ghịch tùy thuộc nhu cầu của khách hàng mà lựa chọn những loại máy xúc khác nhau. Nếu quý khách có nhu cầu cần mua máy xúc đào bánh lốp hãy liên hệ trực tiếp với Umg Việt Nam, chúng tôi sẽ giúp quý khách lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất, tốt nhất, tiết kiệm chi phí nhất hiện nay.

Máy xúc đào mini Volvo EC55C

Máy xúc đào mini Volvo EC55C được trang bị động cơ D3.1D mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu. Máy xúc đào mini EC55C chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực cho công việc của bạn. Chi tiết kỹ thuật của sản phẩm như sau:
Động cơ: D3.1D
Công suất tổng SAE J1995: 36,2 kW (48,5 hp)
Chiều rộng: 1920 mm
Tầm với tối đa: 6,1m - 6,39m
Chiều cao đổ tải: 4,14M - 4,33M
Chiều sâu đào: 3,75 m - 4,05m
Lực tay đào: 28,5 kN
Lựa gầu đào: 41,4 kN
Trọng lượng vận hành - sử dụng mái che: 0kg
Trọng lượng vận hành - sử dụng Cabin: 5700kg
Umg Việt Nam tự hào là nhà phân phối, bán lẻ các sản phẩm máy xúc đào mini của Volvo thương hiệu hàng đầu thế giới ra thị trường Việt Nam, chúng tôi cung cấp máy xúc đào cho các thị trường trong nước như tại Hưng Yên, tại Hà Nội, tại Hải Phòng, tại Quảng Ninh, tại Lạng Sơn, tại HCM...
Bên cạnh đó là dịch vụ kèm theo cung cấp các thiết bị, phụ kiện phục vụ cho hoạt động thay thế và sửa chữa với những sản phẩm đã hoạt động được thời gian dài cần phải bảo dưỡng. Liên hệ số hotline: 0936.131.086 để biết thêm thông tin về sản phẩm và các thông tin ưu đãi của Volvo cũng như của Umg Việt Nam dành cho khách hàng. Chúng tôi luôn tự hào là đơn vị nhận được sự quan tâm từ khách hàng.

Giá máy xúc

Máy xúc có nhiều hãng khác nhau, nhiều chủng loại khác nhau, nhiều mã sản phẩm khác nhau cho nên giá máy xúc cũng sẽ khác nhau. Trên thị trường có rất nhiều loại máy xúc của các hãng khác nhau, tùy nhu cầu của doanh nghiệp sẽ lựa chọn những sản phẩm sao cho phù hợp với công việc, túi tiền mà mang lại hiệu quả cao trong công việc. Umg Việt Nam xin giới thiệu đến quý khách hàng hãng máy xúc nổi tiếng hiện nay đó là hãng máy xúc Volvo. Volvo cung cấp các sản phẩm máy xúc đào, máy xúc lật, máy xúc đào liên hợp, chất lượng tốt nhất, và Umg Việt Nam là công ty đại lý độc quyền của Volvo tại thị trường Việt Nam. Khi quý khách liên hệ với Umg Việt Nam, chúng tôi sẽ báo giá máy xúc đồng thời cung cấp các thông tin, thông sỗ kỹ thuật của sản phẩm cũng như những chính sách hỗ trợ khách hàng để quý khách tham khảo và lựa chọn.
 
Máy xúc Volvo đang làm việc tại công trường
Dưới đây là một số mã sản phẩm máy xúc Volvo mà Umg Việt Nam đang cung cấp ra thị trường Việt Nam, quý khách lựa chọn mã sản phẩm và liên hệ với Umg Việt Nam, chúng tôi sẽ báo giá máy xúc tương ứng với mã quý khách lựa chọn. 
Model
BL61B
BL71B
Động
Volvo D5D CDE3
Volvo D5D CDE3
Công suất thực (kW)
68 kW (91 hp)
73 kW (98 hp)
Sức nâng (kg)
2910 / 2630 (gầu 1m3)
3390 / 3130 (gầu 1m3)
Trọng tải tối đa (kg)
9120
9800
Dung tích gầu xúc (m3)
0,2
0,08 - 0,1 - 0,2
Lực gầu đào (kN)
55,7
62,4

May xuc lat lien doanh moi bao hanh 2 nam (gia rat hop ly)

MÁY XÚC LẬT FUKUOKA-SDLG MỚI BẢO HÀNH 2 NĂM
Công ty Cổ phần Bắc Sơn máy xúc công trình là đơn vị chuyên kinh doanh, cho thuê các thiết bị, máy thi công, khai thác và xây dựng. Chúng tôi xin phép giới thiệu tới Quý khách hàng dòng máy xúc lật bánh lốp SDLG mới 100%. Máy SDLG là sản phẩm của hãng FUKU-OKA Nhật Bản lắp ráp tại Trung Quốc, là hãng cung cấp máy xúc lật trên toàn cầu với chất lượng bằng 80-90% so với KOMATSU & HITACHI. Các thiết kế và công nghệ đều chuyển giao từ FUKU-OKA Nhật Bản.
FUKUOKA- SDLG có nhiều đời máy, phù hợp với yêu cầu, tính chất công việc của Quý khách hàng, như LG915, LG916, LG918, LG 933L, LG936L, LG946L, LG956L, LGB680... FUKU-OKA SDLG có nhiều ưu điểm vượt trội để có thể cạnh tranh với tất cả các dòng máy khác: Có nhiều đời máy, phù hợp với nhiều công việc có tính chất khác nhau, đem lại nhiều sự lựa chọn phù hợp nhất cho khách hàng; Giá cả cạnh tranh, rẻ hơn nhiều so với các dòng máy tương tự; Máy khỏe, vận hành tốt, chất lượng máy xúc được bảo đảm với chế độ bảo hành 1 năm, bảo dưỡng tận nơi do đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, có trình độ cao của công ty Bắc Sơn trực tiếp đảm nhận.
Chúng tôi xin giới thiệu một số sản phẩm của FUKU-OKA SDLG:
1) SDLG LG16: Gầu 0,8 m3; Giá 420 triệu
2) SDLG LG18: Gầu 1.3 m3; Giá 520 triệu
3) SDLG LG33L: Gầu 2,1m3; Giá 680 triệu
4) SDLG LG36L: Gầu 1,8m3 - 2,5 m3; giá 880 triệu
5) SDLG LG46L: Gầu 2,6m3- 3m3; giá 920 triệu
6) SDLG LG56L: Gầu 3,1m3- 3,5m3 giá 1,2 tỷ
Các sản phẩm của chúng tôi bảo hành 2 năm (2500 giờ)
Với mục tiêu luôn hướng tới quyền lợi của khách hàng và thái độ làm việc chuyên nghiệp và tận tâm. Chúng tôi sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho Quý khách hàng!

Mr. Kiều - Phụ trách kinh doanh
Điện thoại: 0946.777.692
Email: lg936l@bacson.vn
Web: www.bacson.vn
ĐC Bãi Máy: Km9+500 quốc lộ 5, Phú Thụy, Gia Lâm, HN

MÁY XÚC LẬT LIUGONG

Công Ty TNHH Máy Xây Dựng Hải Âu, là nhà phân phối chính thức duy nhất xe máy công trình Liugong tại Việt Nam. Hiện nay, chúng tôi đang phân phối chính thức các sản phẩm máy công trình  Liugong - Trung Quốc, với hệ thống đại lý bán hàng và dịch vụ bảo hành trong toàn quốc. Chúng tôi xin giới thiệu các sản phẩm chủ yếu về máy công trình của hãng Liugong như sau:

LH: Mr Đương - P.KD Liugong: 0988 32 8855 

 
1.  MÁY XÚC LẬT BÁNH LỐP – DUNG TÍCH GẦU 1,7M3:
Hãng sản xuất: LIUGONG (Trung Quốc).
Model: ZL30E.
Công suất: 92KW/123HP.
Tải trọng gầu: 3000kg.
Trọng lượng hoạt động: 10.800kg.

2.  MÁY XÚC LẬT BÁNH LỐP – DUNG TÍCH GẦU 2,2M3:
Hãng sản xuất: LIUGONG (Trung Quốc).
Model: ZL40B.
Công suất: 125KW/169HP.
Tải trọng gầu: 4000kg.
Trọng lượng hoạt động: 13.800kg.

3.  MÁY XÚC LẬT BÁNH LỐP – DUNG TÍCH GẦU 3,0M3:
Hãng sản xuất: LIUGONG (Trung Quốc).
Model: ZL50C.
Công suất: 162KW/217HP.
Tải trọng gầu: 5000kg.
Trọng lượng hoạt động: 16.5000kg.

4.  XE LU RUNG THỦY LỰC, TỰ TRỌNG 14 TẤN, RUNG 27 TẤN:
Hãng sản xuất: LIUGONG (Trung Quốc).
Model: CLG614.
Công suất: 95KW.
Trọng lượng công tác: 14.000kg.
Lực rung: 27.000kg.
Công Ty TNHH Máy Xây Dựng Hải Âu là nhà phân phối chính thức duy nhất các sản phẩm của hãng Liugong: May xuc lat banh lop liugong trung quoc , xe lu rung liugong 1 banh sat 2 banh lop, lu tinh, xe nang hang , may xuc dao thuy luc banh xích , may ui banh xich , may san gat , may moc phuc vu cong tac lam dat, thi cong xay dung cong trinh giao thong, cong nghiep, may bom be tong tinh nhap khau nguyen chiec...
Thiết bị mới 100% chưa qua sử dụng, sản xuất năm 2011-2012, bảo hành 01 năm hoặc 1500h sử dụng. Phụ tùng thay thế chính hãng.
Với hệ thống đại lý bán hàng và dịch vụ sau bán hàng trong toàn quốc, các bạn đến với Hải Âu yên tâm về chất lượng, giá cả và dịch vụ sau bán hàng.

Liên hệ     : MR ĐƯƠNG - PHÒNG LIUGONG - CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG HẢI ÂU.
Mobile      : 0988 32 8855
Fax           : 04.3538.0464
Email        : 
duongliugong@gmail.com

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Bagger 288 - Máy đào đất đắt nhất, lớn nhất thế giới

Có giá hơn 100 triệu USD, Bagger 288 là cỗ xe đào đất lớn nhất và đắt nhất thế giới hiện nay.
Trước năm 1978, danh hiệu cỗ xe lớn nhất thế giới thuộc về băng tải chuyên dụng của NASA với trọng lượng lên đến 3.000 tấn. Tuy nhiên, nó đã bị soán ngôi bởi một cỗ xe đến từ nước Đức, máy đào khổng lồ Bagger 288.
Bagger 288 được hãng Krupp của Đức lắp ráp vào năm 1978. Để hoàn thành cỗ máy xúc này, người ta phải mất đến 5 năm để lên kế hoạch thiết kế và sản xuất cũng như 5 năm nữa để hoàn tất việc lắp ráp. Bagger 288 có chiều dài 220 m, cao 96 m và trọng lượng 13.500 tấn và nằm trên một hệ thống 12 bánh xích. Bagger 288 có 18 gầu xúc với thể tích mỗi gầu là 6,6 mét khối.


Vậy lý do người ta sản xuất ra một cỗ máy khổng lồ và đắt đỏ như thế là gì? Trên thực tế, Bagger 288 được sản xuất theo đơn đặt hàng của một công ty khai mỏ có tên là Rheinbraun. Công ty này cần một cỗ máy đủ lớn để khai thác mỏ than Tagebau Hambach ở miền tây nước Đức.

Sau khi được đưa đến khai thác tại khu mỏ này. Mỗi một ngày làm việc, Baggar 288 có thể đào hơn 100.000 mét khối đất và chất đầy số đất đó cho 2.500 xe tải. Nhờ có Bagger 288, mỏ than này đã cạn kiệt sau 13 năm.

Bagger 288 tiếp tục lên đường chinh phục một mỏ than khác cách đó hơn 22 km. Nhưng phải làm thế nào để có thể di chuyển một cỗ xe đồ sộ như thế đến đó?

Khá bất ngờ là người ta không  tháo rời cỗ máy ra và vận chuyển từng bộ phận bởi chi phí đắt đỏ. Vì vậy, cỗ xe này sẽ tự mình “bò” đến đó.
Để chuẩn bị cho chuyến hành trình trên, người ta phải trồng cỏ khắp quãng đường mà cỗ xe này sẽ di chuyển để hút sạch nước dưới đất. Bởi nếu đất không được khô ráo, cỗ xe sẽ ngay lập tức mắc kẹt dưới lớp bùn lầy với trọng lượng lớn như thế. Nếu điều đó thực sự xảy ra, dù có huy động toàn bộ xe kéo trên khắp nước Đức cũng không thể cứu thoát “gã khổng lồ” này ra khỏi sình lầy.
Với tốc độ di chuyển nhanh nhất là 10 mét/phút và bán kính vòng quay hơn 100 mét, Bagger mất hơn 3 tuần để hoàn thành quãng đường 22km với chuẩn bị và giúp đỡ của gần 100 người. Tổng chi phí cho chuyến hành trình này lên tới 8 triệu USD. Tính đến hiện tại, vẫn chưa có cỗ máy xúc nào trên thế giới soán được ngôi vương của Baggar 288.

Nông dân lớp 7 chế tạo máy đào, máy xúc

TP - Những ngày cuối tháng 3 này, nhiều nông dân ở Đà Lạt tìm đến vùng Đất mới (KP 3, phường 7) để xem hai anh em cột chèo Nguyễn Văn An (42 tuổi, chỉ học hết lớp 7) và Lê Văn Cư (48 tuổi) điều khiển chiếc máy xúc  họ vừa chế tạo để đào khoai tây.
Máy nặng hơn 300 kg gồm lưỡi cày để xới đất và bộ phận sàng với bề ngang 1,2m vừa bằng chiều rộng của một luống khoai tây.
Hai nông dân đã gắn máy đào vào chiếc xe kéo 2.200 mã lực. Khi xe chạy qua luống khoai, lưỡi cày của máy xới, đẩy đất và khoai lên bộ phận sàng. Cái guồng quay tròn của sàng làm cho đất rơi xuống các khe hở, còn khoai được đẩy ra phía sau của máy đào và phơi trên mặt đất, thuận tiện cho người đi nhặt củ.
Anh An cho biết, mỗi ngày máy có thể đào hơn 3 ha khoai tây, tương đương công suất thu hoạch của 15 người khi đào bằng nỉa. Chiếc máy còn khắc phục phần lớn những nhược điểm của việc đào bằng nỉa: Củ khoai hầu như không bị trầy, xước, lác (sứt mẻ), rất thích hợp cho việc chế biến khoai tây với qui mô công nghiệp.
“Ý tưởng chế tạo chiếc máy này xuất hiện rất tình cờ: Cách đây hơn một tháng, nghe một Cty đưa máy đào khoai tây nhập từ nước ngoài đến phường 7 để thu hoạch nông sản cho những hộ nông dân đang hợp đồng làm ăn với họ. Hai anh em tìm đến xem rồi bắt tay vào vẽ bản thiết kế máy đào sao cho phù hợp với chất đất và địa hình đồi núi nhấp nhô của Đà Lạt.
Bọn tui tìm mua khung sắt, bạc đạn, nhíp xe hơi, dây cu-roa, sắt tròn… rồi đưa cho các tiệm cơ khí cắt, hàn, tiện và lắp ráp theo bản vẽ. Mấy anh em thay phiên nhau bám sát tiệm cơ khí để họ làm đúng ý đồ để hoàn thành chiếc máy này” – anh An thổ lộ.
Anh Cư cũng cho hay, mặc dù giá thành chỉ khoảng 12 triệu đồng nhưng máy xúc đào rất tiện dụng, giúp tiết kiệm đáng kể nguồn chi phí thuê nhân công đào khoai tây.
Trước đó, hai anh em cũng đã chế tạo chiếc máy xúc đất để lên luống cho khoai tây, bắp cải…với công suất cao gấp 5 – 6 lần so với việc xúc đất bằng xẻng.

Cho máy xúc đào đêm phi tang téc xăng

Theo phản ánh của người dân, vào khoảng 19h30 ngày 25/4, nhân lúc vắng vẻ, doanh nghiệp xăng dầu Hà Quy (thôn Hưng Thịnh, xã Đức Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang), đã cho máy xúc đến đào các téc xăng nhằm xóa bỏ hiện trường vụ rò rỉ xăng dầu. Đang chuẩn bị ăn cơm tối chị Nguyễn Kim Tuyến, nhà gần kho xăng dầu bị rò rỉ nghe thấy tiếng động lạ, chạy ra thấy các máy xúc đang đào các téc xăng, chị liền hô hào mọi người đến ngăn cản.
Tham gia vào việc đào các téc xăng, ngoài người lái máy xúc còn có ông Bàn (chủ đất cho thuê đồng thời cũng là anh của Giám đốc doanh nghiệp Hà Quy, theo một số người dân nơi đây), anh Nguyễn Văn Nghị - PGĐ doanh nghiệp Hà Quy. Người dân nơi đây cho hay: “Anh Nghị thực chất chỉ là người làm thuê. Mấy ngày nay khi xảy ra sự việc đã được ông Quy đưa lên làm Phó giám đốc công ty để làm việc với bà con”. Tuy vào thời gian vắng vẻ nhưng một số người dân đã phát hiện nhanh chóng hành động từ phía doanh nghiệp và hô hào bà con nhân dân đến ngăn chặn sự việc trên. Anh Phượng, chồng chị Tuyết bức xúc: “Để nguyên vị, bao giờ cơ quan chức năng bồi thường, hoàn thành mọi thủ tục, muốn múc thì múc. Những cái téc gây tội lỗi này là bằng chứng không thể phi tang được”. Chị Tuyết cũng gay gắt nói: "Doanh nghiệp Hà Quy coi thường chính quyền và người dân chúng tôi đến nỗi tranh thủ làm đêm”. Trước những bức xúc, phẫn nộ của người dân, ông Bàn và anh Nghị trình bày rằng: Máy múc hỏng, tối mới về được, bên môi trường, huyện, xã giục liên tục nên phải múc tối. Không phải múc các bồn xăng mà chỉ đào cái hố sâu xuống, xem còn xăng không, để cơ quan chức năng xử lý tiếp. Đào để cho xăng đọng lại, đỡ bị độc tới người dân, tránh sự lan tỏa, nay mai gây ảnh hưởng nhiều.
 
Qua tìm hiểu và quan sát của PV, kho xăng của doanh nghiệp Hà Quy gồm 6 téc, mỗi téc chứa 24.000 lít. Trên mỗi téc được lấp một lớp đất mỏng (nổi trên mặt ruộng cũ), người dân nơi khác đến không thể biết được đó là một kho xăng. Đến chiều ngày 24/4, thấy mức độ nguy hiểm của kho xăng, người trông nom kho xăng mới ghi chữ cấm lửa lên tường. Theo ông Nguyễn Văn Lực, một người dân nơi đây, chiều ngày 24/4, có anh bộ đội và công an đến hiện trường làm công tác tẩy rửa môi trường cho hay: “Kho xăng không đạt tiêu chuẩn đảm bảo theo luật môi trường, cũng như không có các thiết bị đo đếm”. Sau khi vụ việc rò rỉ của doanh nghiệp Hà Quy bị phanh phui, đặc biệt là ngày 24/4, ngay sau khi kênh VTC 14 đăng tin về vụ việc, ông Lực cho biết đã bị số điện thoại lạ gọi đến de dọa và cảnh cáo. Khoản 2, Điều 37 (Luật Bảo vệ môi trường): Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau đây không được đặt trong khu dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư: a. Có chất dễ cháy, dễ gây nổ b. Có chất phóng xạ, hoặc bức xạ mạnh c. Có chất độc hại đối với sức khỏe người và gia súc, gia cầm d. Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người e. Gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước f. Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép.

 Theo:http://vietbao.vn

Bán máy xúc bánh lốp 55w

Máy xúc đào này còn nguyên bản 100%, máy chạy êm và khỏe, bơm và động cơ được bảo quản rất kỹ với sơn chống gỉ đen bóng, dầu còn mới có màu vàng ong, mua về chỉ việc chạy và kiếm tiền. Công ty mình sẽ bảo hành và cam kết may xuc chạy cực tốt và khỏe.
Máy xúc bánh lốp sansung này được sản xuất ở Hàn Quốc, nó nguyên bản về máy móc và thiết kế giống máy xúc bánh lốp doosan, solar 55w ( 2 dòng mày này đều của Hàn Quốc nha). Máy giá tốt do sản xuất năm 92, nếu ai mới khởi nghiệp hay bắt đầu chuyển sang dùng máy bánh lốp thì lựa chọn rất hợp lý  vì giá rẻ - chất lượng tốt- dễ sử dụng.
Nếu bạn băn khoan chọn giữa máy xúc đào bánh xích hay máy xúc đào bánh lốp thì đó là vấn đề cạnh tranh thôi ạ. Giờ Hạ Tầng giao thông tương đối phát triển, không còn đường lầy ..., máy xúc bánh lốp hay bánh xích đều dễ dàng di chuyển ở phần lớn và địa hình, nên tương đối công bằng. 2 là máy Bánh lốp di chuyển dễ dàng, tiết kiệm phí di chuyển hơn. 3 là đã có nhiều máy bánh xích rồi, giờ mình có máy bánh lốp thuận tiện và khác biệt, dễ kiếm việc hơn ạ.

STT
Model
Năm sản xuất
Gía máy đã sử dụng
 tại Việt Nam
(Triệu)
Gía máy bãi
Gía máy bãi đặt hàng
1
Máy bánh lốp 55w
1992
200tr
300tr
230tr

-----
1995- 1997
300tr
430-450tr
380tr

-----
1997-2001
380-400
500tr
450 tr

-----
2003 -2005
500 tr
650tr
550tr

-----
2005-2007
600
800 tr
700 tr.

-----
2007-2014
call
call
call


Gọi điện:

Mr Tuấn: 097.4848.790

Kinh nghiệm mua máy xúc đào đã qua sử dụng

Công tác đào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nó không chỉ là kỹ năng của người vận hành mà còn là hiệu suất của máy xúc đào, yếu tố này giữ vai trò quyết định đến hiệu quả công việc. Một máy  xúc đào mới, mạnh mẽ là không thực sự cần thiết đối với những công việc không quá nặng nhọc.
 Khi sử dụng máy xúc đào mới trong nhữn trường hợp như vậy là sự lãng phí tiền bạc. Trong trường hợp này mua một máy xúc đào đã qua sử dụng là lựa chọn tốt để hoàn thành công việc. Tiền tiết kiệm được có thể đầu tư cho mục đích khác, thậm chí có thể mua thêm máy cho một dự án khác.

Có nhiều yếu tố cần quan tâm khi mua máy xúc đào đã qua sử dụng. Giá máy có thể giữ vai trò quyết định trong các yếu tố này. Nếu phải đào với khối lượng lớn thì các máy đào cỡ lớn đã qua sử dụng là một lựa chọn khôn ngoan, nhưng nếu công việc nhẹ nhàng thì máy đào mini lại tỏ ra hiệu quả hơn. Giá vận chuyển máy cũng cần được quan tâm trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Tuy nhiên, nếu như công việc liên quan đến đào đá và khoan phá thì máy đào mới lại là lựa chọn tốt nhất. Máy mới không chỉ giảm giá thành vận hành mà còn giảm giá thành sản phẩm bởi vì hiệu suất của máy rất cao. Môi trường công việc sẽ quyết định đến loại máy đào. Máy đào đã qua sử dụng phù hợp hơn cả vởi các loại đất cứng và mềm.

Chỉ nên quyết định mua máy xúc đào mini khi không gian làm việc không cho phép các máy xúc đào cỡ trung binh có thể mang lại hiệu quả. Một yếu tố khác cần quan tâm khi quyết định mua máy xúc đào đã qua sử dụng là phương tiện vận chuyển máy xúc đào. Nếu phương tiên tốt nhất không thể chở được máy đào bạn quyết định mua thì tốt hơn hết là nên mua một máy xúc đào khác nhỏ hơn.

Ngoài ra, chiều sâu đào cũng là một yếu tố khác cần quan tâm, máy xúc đào cỡ nhỏ không thể đào được sâu và không gian làm việc không đủ lớn thì máy xúc đào cỡ nhỏ lại phù hợp hơn.

Yếu tố cuối cùng để đi đến quyết định mua máy là hãng sản xuất và chất lượng máy. Một máy xúc đào cũa hãng sản xuất có thương hiệu tốt nhưng đã sử dụng quá nhiều không thể có chất lượng bằng máy của hãng sản xuất trung bình nhưng sử dụng với thời gian ít hơn.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Lật máy xúc, lái xe bị ngạt thở gần 2 giờ trong khoang lái



Vào khoảng 15h40' ngày 5/7, tại km 11, quốc lộ 34, đoạn Bản Tấn, xã Lang Môn (Nguyên Bình) cách Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim gần 100 m đã xảy ra 1 vụ lật máy xúc do anh Triệu Văn Hữu, công nhân của Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim, quê xã Đức Long (Hòa An) điều khiển.

Hiện trường vụ tai nạn.
Theo thông tin ban đầu, khi chiếc máy xúc hiệu DOOSAN đang lưu thông trên đường, theo hướng Thành phố về Công ty thì gặp chiếc xe khách đi ngược chiều, do tránh nhau nên anh Hữu không làm chủ được tay lái làm chiếc máy xúc lật xuống suối. Sau khi chiếc máy xúc bị lật, anh Hữu bị mắc kẹt ở trong khoang lái gần 2 giờ đồng hồ; khi được đội cứu hộ và người dân đưa anh Hữu ra ngoài, do bị ngạt thở vì thiếu ô xi quá lâu, anh Hữu đã được đưa xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu.
Cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

Đã xác định được vị trí công nhân và máy xúc bị vùi lấp

Như Dân trí đưa tin, vụ tai nạn sập mỏ xảy ra vào 10h30 ngày 25/6, tại công trường thuộc Công ty TNHH Trần Phú đóng trên địa bàn xóm Giác 1, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Hai công nhân bị vùi lấp là Hà Văn Diện (SN 1984) trú tại xã Thu Cúc và Vi Tiến Luận (SN 1985) lái xe máy xúc trú ở xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn .Sập mỏ đá, vùi lấp 2 công nhân và 1 máy xúc

Lãnh đạo huyện Tân Sơn cho biết, sáng nay công tác tìm kiếm 2 công nhân và chiếc máy xúc vẫn được gấp rút triển khai. Hiện vẫn chưa rõ 2 công nhân này còn sống hay không.

Mặc dù xác định được vị trí, nhưng việc đưa người và máy xúc ra gặp rất nhiều khó khăn. Bởi mỏ đá này chủ yếu là đá đơn, rất dễ sạt lở khi tiến hành đào bới. Phương án hiện tại của lực lượng tìm kiếm là cho nổ mìn phá đá để tạo vùng an toàn, sau đó mới dùng máy móc đào bới đất đá để đưa người và phương tiện ra.

Nguyên nhân vụ sạt lở đang tiếp tục được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Trước đó, Báo Giao thông có đưa thông tin "Thanh Hóa: Liên tiếp xảy ra tai nạn chết người ở mỏ đá". Cụ thể: khoảng 10h ngày 7/4, tại núi Vức (khu vực giáp ranh giữa xã Đông Quang, huyện Đông Sơn và xã Đông Vinh, TP.Thanh Hóa), anh Tạ Văn Long (37 tuổi), trú tại thôn Đa Sỹ, xã Đông Vinh trong lúc leo núi khoan lỗ mìn thì bị một tảng đá lớn rơi xuống đè trúng người. Hậu quả của sự việc khiến anh Long bị thương rất nặng và chỉ ít phút sau anh Long tử vong.

Ngày 26/3, tại Công ty TNHH Cao Minh (xã Cao Thịnh, huyện miền núi Ngọc Lặc), khi các công nhân đang đứng dưới chân mỏ đá, một lượng lớn từ trên đỉnh núi đổ xuống, làm 3 công nhân bị thương.

Đến ngày 28/3, tại mỏ đá của Công ty TNHH Xuân Trường ( thuộc xã Yên Lâm, huyện Yên Định) xảy ra vụ tai nạn làm anh Lê Quang Quýnh (trú tại xã Xuân Du, huyện miền núi Như Thanh) tử vong.

Ngày 4/4, tại mỏ đá núi Vàng (xã Đồng Thắng , huyện Triệu Sơn) sát núi đá làm anh Ngô Văn Dần chết tại chỗ.

Như vậy chỉ trong vòng hơn chục ngày, tại địa bàn Thanh Hóa đã có 4 vụ tai nạn làm 3 người chết và 3 người bị thương tại mỏ đá.

Tảng đá chục tấn rơi trúng, lái máy xúc mắc kẹt


Hàng chục khối đá đè nát chiếc máy xúc đang thi công khiến lái máy bị thương nặng.
Sự việc xảy ra khoảng 10h ngày 5/1/2015, tại mỏ đá Hà Quang trên địa bàn xã Châu Lộc (huyện Qùy Hợp - Nghệ An). Nạn nhân được xác định là anh Hoàng Văn Công (25 tuổi - trú xã Châu Hồng, huyện Qùy Hợp).
Thông tin ban đầu cho biết, anh Công điều khiển máy xúc lấy đất đá ở mỏ không may bị tảng đá nặng hàng chục tấn rơi từ trên cao xuống đè trúng.

Vụ tai nạn bất ngờ khiến chiếc máy xúc hư hỏng nặng, anh Công bị kẹt cứng bên trong với tình trạng đa chấn thương. Rất may lúc này có bảo vệ mỏ đá là ông Dương Đình Quế đã kịp thời xử lý đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Sáng nay (7/1), trao đổi với phóng viên cơ quan chức năng xã Châu Lộc cho biết không nắm được thông tin vụ tai nạn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Như Khôi - Phó trưởng phòng TN - MT huyện Quỳ Hợp cũng nói rằng không nắm được vụ tai nạn, chỉ biết mỏ đá nơi phóng viên đề cập của Công ty Hà Quang. Hiện đơn vị này đang đóng cửa để nâng cấp trữ lượng.

Máy xúc lật và chế độ an toàn trong lao động

Hiện nay, may xuc lat cũng như các thiết bị cơ giới khác có vai trò to lớn trong ngành công nghiệp khai khoáng và xây dựng. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để an toàn lao động phải đuợc đề cao. Tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc nhu trường hợp sáng ngày 30 tháng 5 năm 2013 trong khi đang xúc đất thi công đập Khe Mơ thuộc xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn(Hà Tĩnh) một chiếc máy xúc lật đã bị lật nghiêng đề chết tài xế ngay tại chỗ... và còn rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng khác nữa.
  I. CÁC QUI ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG.
    - Tất cả các máy móc bất kể cũ hay mới trước khi được đưa vào sử dụng phải được kiểm tra kĩ lưỡng tình trạng kĩ thuật của máy đặc biệt là với các cơ cấu an toàn như phanh, cơ cấu tự hãm…
    - Chỉ cho phép công nhân được đào tạo qua trường lớp, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm sử dụng máy móc.
    - Công nhân lái máy và phụ lái phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động theo qui định cho từng nghề, từng máy.
    - Các bộ phận chuyển động của máy phải được che chắn cẩn thận ở những vị trí dễ gây tai nạn.
    - Thưỡng xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy để tránh trường hợp hỏng hóc trong quá trình thi công.
    - Phải lái máy và tiến hành thao tác theo đúng tuyến thi công, trình tự thi công công trình và các qui định về kỹ thuật an toàn do các kĩ sư thi công và an toàn lao động đề ra.
    - Trong thời gian nghỉ cần loại trừ khả năng tự hoạt động của máy,cần khóa,hãm các bộ phận cần thiết. Để máy ở nơi an toàn,kê,chèn các bánh máy để máy không bị trôi và ngiêng đổ.
    - Các máy cố định cần được lắp đặc chắc chắn, tin cậy trên bệ máy và mặt bằng nơi máy đứng.Chỗ máy đứng phải khô ráo,sạch sẽ,không trơn ướt gây tai nạn lao động.
    - Các máy khi di chuyển, làm việc ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu, sương mù, thiếu ánh sáng thì bên cạnh hệ thống chiếu sáng, các máy phải luôn bậc hệ thống chiếu sáng riêng để đảm bảo ánh sáng thi công, vừa là tín hiệu để các xe không va chạm vào nhau.
    - Khi di chuyển máy đi xa cần tuân thủ các quy định an toàn về di chuyển máy.
    II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÍ,PHỤ TRÁCH MÁY.
    - Để đảm bảo an toàn, tất cả xe máy và phương tiện vận chuyển đem sử dụng phải tốt và được kiểm tra kĩ tình trạng kĩ thuật trướckhi đem sử dụng.
    - Khi thiết kế công nghệ thi công phải chuẩn bị nơi làm việc sao cho đảm bảo an toàn khi làm việc, phải đảm bảo sao cho công nhân không bị đe dọa nguy hiểm bởi các bộ phận của máy, của vật liệu.
    * Các nơi nguy hiểm trên công trường, nhà máy phải có biển báo phòng ngừa.
    * Chỗ ngồi của người lái hoặc chỗ làm việc phải thuận tiện, ổn định, dế quan sát, đủ ánh sáng, không bị ảnh hưởng bởi mưa nắng…
    * Nghiêm cấm mọi hành vi làm việc cẩu thả chạy theo năng suất.
    - Trước khi đưa máy vào làm việc cần xác định sơ đồ di chuyển,nơi đỗ, vị trí và phương pháp nối đất với máy điện, quy định phương pháp thông báo bằng tín hiệu giữa người lái và người báo tín hiệu
    * Ý nghĩa của các tín hiệu trong khi làm việc của máy phải được thông báo cho tất cả mọi người liên quan.
    * Đối với các máy di chuyển,làm việc gần các hố móng,mương rãnh… phải nằm trong giới hạn khoảng cách cho phép.
    - Chỉ tiến hành bảo dưỡng,sữa chữa khi động cơ đã dừng hẳn,giải phóng áp lực từ hệ thống khí nén, thủy lực và các trường hợp do hướng dẫn của nhà máy chế tạo qui định.
    * Khi bảo dưỡng máy xúc được dẫn động bằng điện,cần áp dụng những biện pháp an toàn về điện.
    * Những cụm máy có khả năng tự duy chuyển trọng lượng bản thân, khi bảo quản phải được chèn hoặc đặt trên giá đỡ.
    * Không dùng lửa ở khu vực nạp nhiên liệu cũng như sử dụng xe bị chảy dầu, nhiên liệu.
    * Việc tháo và lắp máy phải tiến hành có sự chỉ huy của ngưoicó trách nhiệm và phải tuân theo hướng dẫn của nhà máy chế tạo.
    * Khu vực tháo lắp phải được ngăn hay làm dấu hiệu an toàn kèm theo bảng phòng ngừa.
    * Trong quá trình tổ chức quản lý và sử dụng máy xây dựng phải thực hiện đầy đủ những điều quy định trong ”Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn trong sủ dụng và sữa chữa máy”.

. Xã hội Lái máy xúc trẻ “bàn tay vàng”

Năm 2000, sau khi tốt nghiệp THPT Lại Anh Tuấn ra Vùng mỏ Quảng Ninh học nghề tại Trường đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm. Sau 3 năm học nghề lái máy xúc, năm 2003 chàng trai 21 tuổi, quê gốc Thuỷ Nguyên - Hải Phòng về công tác tại Công ty CP Than Cọc 6 với hành trang bậc 3 lái máy xúc. Sau 8 tháng vừa làm vừa học hỏi, Lại Anh Tuấn đã có tay nghề bậc 4 và 5 tháng kế sau anh lại được Hội đồng nâng bậc của Công ty xét đặc cách công nhận là thợ lái máy xúc thuỷ lực bậc 5, trở thành lái chính, đảm nhận một ca, rồi làm tổ trưởng tổ sản xuất. Lại Anh Tuấn thể hiện rõ vai trò đầu tàu của mình trong việc thực hiện nghiêm túc quy trình quy phạm kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và học hỏi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy, không riêng ca sản xuất của anh mà cả tổ luôn có giờ máy hoạt động hữu ích cao, năng suất lao động vượt định mức từ 5 đến 10%. Chỉ tính riêng năm 2010 vừa qua tổ máy xúc của anh đã bốc xúc được trên 1,6 triệu m3 đất đá, vượt kế hoạch 400.000m3 và về trước thời gian gần 2 tháng. 7 tháng đầu năm 2011 tuy điều kiện sản xuất của mỏ gặp nhiều khó khăn nhưng tổ máy của Tuấn vẫn đạt trên 75% kế hoạch năm, giữ vững vị trí tốp đầu toàn mỏ.

Tuy công tác ở một ngành nghề nặng nhọc, ca kíp vất vả, gia đình riêng còn có nhiều khó khăn nhưng lòng ham mê học tập của Lại Anh Tuấn vẫn không giảm sút. Năm 2006 sau khi được kết nạp Đảng, anh lại thi đỗ vào khoa tại chức Khai thác mỏ của Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tháng 5-2011 vừa qua Tuấn đã có bằng Kỹ sư Khai thác Mỏ loại khá. Liên tục từ năm 2007 anh đều đạt danh hiệu Thợ giỏi cấp Tập đoàn Than, Chiến sĩ thi đua cấp Công ty và là thợ trẻ nhất Công ty đạt danh hiệu “Người thợ có đôi bàn tay vàng năm 2010”. Tổ máy của anh không chỉ luôn dẫn đầu về năng suất chất lượng mà còn là nhân tố tích cực tham gia xử lý các công trình việc khó của mỏ, như các chiến dịch hạ moong, xử lý bùn đáy mỏ, xúc chọn lọc nâng cao phẩm chất than, lắp đặt thiết bị thoát nước lòng moong... Với tổng số 35 công trình việc khó đã tham gia, tổ máy xúc PC5 do Lại Anh Tuấn làm tổ trưởng đã góp phần làm lợi cho mỏ hàng tỷ đồng. Bản thân anh đã được Tỉnh Đoàn Quảng Ninh tặng Giấy khen về thành tích 10 năm tham gia phong trào thanh niên tình nguyện: Và một vinh dự lớn trong dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn, Lại Anh Tuấn là một trong 80 gương mặt trẻ được tham dự Hội nghị tuyên dương người thợ trẻ toàn quốc lần thứ 2.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Máy xúc lúa của anh Bê

Tác giả của chiếc máy này là anh Trần Văn Bê, ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Sau thời gian tự mày mò nghiên cứu, anh Bê đã sản xuất thành công chiếc máy xúc lúa rất hiệu quả, được nhiều nông dân trong khu vực đặt hàng.

Chiếc máy xúc nhỏ gọn, chỉ nặng chừng 80 kg, có bánh xe để có thể di chuyển được. Khi được đề nghị mô tả cấu tạo của chiếc máy, anh trả lời rất chất phác: “Nguyên chiếc máy tổng cộng lớn, nhỏ có hơn 30 món. Trong đó, mấy món quan trọng nhất là dây curoa, băng tải, 19 chiếc gàu xúc, máng hứng, 3 bánh xe... và nhiều thứ nhỏ nhỏ khác tôi kể không hết đâu”.
 
Để sử dụng máy cần có một người điều khiển. Với hệ thống gồm 19 chiếc gàu xúc gắn trên băng chuyền, khi máy chạy, lúa được xúc lên các gàu này và theo băng chuyền đưa ra phía sau rồi đổ vào bao tải. Ở hai bên máy có một bộ phận được thiết kế giống như hình mũi khoan, có tác dụng gom thóc từ hai bên vào đúng vị trí của gàu xúc. Tốc độ xúc từ 200 bao đến 300 bao/giờ. Mỗi giờ hoạt động, máy tiêu thụ khoảng 0,75 lít xăng. “Nếu dùng sức người thì 2 thanh niên khỏe lắm mỗi giờ cũng chỉ xúc được nhiều nhất là 100 bao nhưng sau 2 giờ sẽ mệt và năng suất lao động thấp dần đi. Khi dùng máy này thì có thể xúc nhanh hơn gấp 3 lần dùng sức người, lại xúc liên tục trong thời gian dài”- anh Hòa, một nông dân, cho biết.
 
Thông thường khi xúc lúa, người lao động sẽ phải chịu cảnh bụi bay mù mịt, dù đeo khẩu trang vẫn hít phải bụi. Nhận thấy điều đó, anh Bê nghiên cứu cho máy thêm chức năng hút sạch bụi bằng quạt hút.
 
Nông dân tin dùng
 
Sinh năm 1964, anh Bê mới chỉ học hết lớp 3 rồi bỏ học đi làm kiếm sống. Sau khi lập gia đình, anh mưu sinh bằng nghề đi dựng nhà thuê. “Tôi chỉ biết dựng nhà bằng cây chứ không biết xây nhà. Cuộc sống hồi đó cực khổ lắm nên đứa con đầu tiên cũng chỉ học hết lớp 7 rồi nghỉ vì tôi không đủ sức nuôi ăn học”- anh Bê tâm sự. Cách đây vài năm, anh nhận mở tiệm nhôm kính thuê cho một gia đình giàu có ở gần nơi sinh sống. Anh mở tiệm và đứng tiệm luôn dù ban đầu chưa biết gì về nghề này. Với tiền công vài chục ngàn đồng/ngày vẫn không đủ trang trải cuộc sống gia đình, anh quyết định mở tiệm riêng với số vốn liếng ít ỏi vay mượn được.
 
Biết anh hay tò mò nghiên cứu, một hôm có người hỏi anh sao không làm thử một chiếc máy xúc lúa. Thế rồi anh trăn trở suy nghĩ, hì hục kẻ kẻ vẽ vẽ ra giấy và bắt tay vào làm. Ban đầu, anh tận dụng các chi tiết cũ của những loại máy móc khác mà người ta bỏ đi để chế tạo. Chiếc máy đầu tiên anh phải làm liên tục trong cả mùa lúa đó mới xong, có thể xúc được khoảng hơn 100 bao lúa/giờ nhưng khi sử dụng gặp rất nhiều trục trặc. Lại phải sửa chữa và cải tiến, đến cái thứ 3 thì máy hoàn thiện và hoạt động tốt. Do tình trạng thiếu nhân công lao động ở các vùng quê của ĐBSCL nên chiếc máy của anh Bê được rất nhiều nông dân hoan nghênh. Tiếng lành đồn xa, người dân ở những nơi khác kéo tới đặt hàng. Tùy theo yêu cầu đặt hàng mà anh thiết kế máy cho phù hợp. Trung bình một máy có giá khoảng 6,5 triệu đồng. Đến nay anh đã làm được vài chục máy xúc theo yêu cầu của khách hàng.
 
Biết thông tin anh Bê chế tạo được máy xúc lúa, Sở Khoa học  - Công nghệ tỉnh An Giang đã cử cán bộ tới tận nhà anh Bê để khảo sát, đánh giá máy hoạt động tốt nên khuyến khích anh tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và cung cấp cho anh nhiều thông tin kỹ thuật hữu ích.

Bị máy xúc xúc ngay đầu, một công nhân tử vong

(NLĐO) - Chiều 26-12, ông Vi Văn Xuân, Trưởng công an xã Mậu Lâm (huyện Như Thanh – Thanh Hóa) cho biết trên địa bàn xã vừa có một người đàn ông bị máy xúc xúc trúng đầu, chết ngay tại chỗ.
Sự việc xảy ra sáng 25-12 khi 1 tổ thợ đang thi công đập tràn Cây Si ở thôn Đồng Mọc, xã Mậu Lâm. Nạn nhân xấu số được xác định là anh Đặng Ngọc Nghị (SN 1971, quê Thái Bình).
 
Vào thời gian trên, trong lúc đang trộn bê tông để đổ nền tràn, anh Nghị bỏ ra ngoài hút thuốc lào. Khoảng vài phút sau, anh quay lại để múc đá và cào bê tông. Cùng lúc này một chiếc máy xúc đang dọn đất đá gần đó vô tình xúc vào đầu anh Nghị. Bị chiếc gầu máy xúc nặng hàng tạ xúc vào sau gáy khiến đầu anh Nghị gãy gập, chết ngay tại chỗ.
 
Ngay sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã có mặt để khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đồng thời tiến hành điều tra nguyên nhân vụ tai nạn thương tâm trên.
T. Minh

Đau lòng một bé trai bị thiệt mạng do máy xúc cuốn

Khoảng 11 giờ 30 trưa 13-4, tại đường liên thôn xóm 23 (Thuận Nghĩa), xã Quỳnh Lâm huyện Quỳnh Lưu -Nghệ An đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông máy xúc hi hữu khiến cháu Nguyễn Đình Thỏa (SN 2007), con anh Nguyễn Đình Hiển và chị Hồ Thị Thông thường trú tại địa bàn chết ngay tại chỗ.
Người dân địa phương chứng kiến vụ tai nạn cho biết: Vào thời điểm trên, anh Nguyễn Văn Hiển là láng giềng của nạn nhân, lái máy xúc đi xúc đất làm bể cạn cho một người trong xóm về qua đường liên thôn thì bất ngờ được mọi người gọi dừng máy ngay, có người cuốn trong xích máy. Dừng máy khẩn cấp, anh Hiển phát hiện một bé trai bị cuốn vào phía sau của xích máy múc. Cùng lúc đó, mọi người chạy đến để đưa cháu đi cấp cứu, nhưng cháu Nguyễn Đình Thỏa đã tử vong ngay lúc đó, do xích máy xúc cuốn vào đầu.
 Nhận được nguồn tin, công an xã Quỳnh Lâm và công an huyện Quỳnh Lưu đã kịp thời có mặt tại hiện trường để lập biên bản điều tra nguyên nhân.

Sáng nay, 14-4, thi thể cháu Thỏa vẫn chưa được mai táng vì còn chờ bố đi làm ăn ở bên Lào về. Được biết gia đình nạn nhân rất khó khăn, cháu Thỏa là con thứ 3 trong gia đình.


Theo Xuân Bảy - Quỳnh Mỹ (Nghệ An Online)

Thái Lan: Nông dân dùng máy xúc dọa bà Yingluck

Thái Lan: Nông dân dùng máy xúc dọa bà Yingluck
(NLĐO)- Một ngày sau các cuộc đụng độ ác liệt trên đường phố khiến 5 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, người biểu tình Thái Lan hôm nay (19-2) đe dọa sẽ tràn vào trụ sở của Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra.
Bà Yingluck đã buộc phải làm việc ở một văn phòng tạm thời tại trụ sở của Bộ Quốc phòng ở phía bắc thủ đô Bangkok từ tháng 1. Không khí quanh khu vực văn phòng tạm thời này cũng không hề yên ả khi hàng trăm nông dân Thái Lan bị chính phủ nợ tiền đang vây quanh. Hôm nay, khoảng 150 máy xúc của nông dân diễu hành từ Bộ Thương mại tới trước trụ sở tạm thời của bà Yingluk ở Muang Thong Thani nhằm gia tăng sức ép, yêu cầu chính phủ trả nợ cho nông dân.
Nữ thủ tướng tạm quyền dự kiến sẽ quay lại trụ sở tại thủ đô Bangkok vào ngày hôm nay (19-2). Tuy nhiên hàng chục ngàn người chống chính phủ đã tái chiếm các đoạn đường chính bên ngoài văn phòng Thủ tướng nhằm quyết tâm bịt đường trở lại của bà Yingluck.
Theo phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Sunisa Lertpakawat các cuộc họp chính phủ trong trụ sở thủ tướng hiện đều bị hoãn lại. Bà Sunisa Lertpakawat cũng không cho biết liệu bà Yingluck có trở lại văn phòng trong ngày hôm nay hay không.
Một phát ngôn viên của văn phòng bộ trưởng quốc phòng  - ông Surachart Chitjaeng cho rằng bà Yingluck chưa nên xuất hiện.
“Thủ tướng hoàn toàn thấy rõ rằng việc bà tới trụ sở lúc này sẽ gây rắc rối cho giới chức quốc phòng cũng như người dân địa phương” - ông Surachart Chitjaeng nhấn mạnh.
Hôm 18-2, đụng độ dữ dội đã nổ ra sau khi cảnh sát chống bạo động Thái Lan tìm cách giải tán người biểu tình tại thủ đô Bangkok. Trước đó, người biểu tình đã từ chối yêu cầu của cảnh sát đòi họ rút lui khỏi văn phòng thủ tướng. Một ngày trước đó, người biểu tình thậm chí còn đổ xi măng bịt lối vào quanh khu dinh thủ tướng nhằm ngăn cản bà Yingluck và các bộ trưởng tới làm việc.
Tại khu vực gần đền Golden Mount rất hút du khách của Thái Lan cũng xuất hiện nhiều tiếng súng. Một cảnh sát bị bắn chết cùng 4 dân thường khác bị thương trong các cuộc đụng độ. Trung tâm cấp cứu Erawan hôm 19-2 công bố 64 người bị thương, trong đó có 24 cảnh sát.
Lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia Paradorn Pattanatabut cho biết hiện chưa có kế hoạch mở chiến dịch mới nhằm giải tán người biểu tình trong ngày 19-2, tuy nhiên ông này bác bỏ thông tin cho rằng chiến dịch lấy lại các điểm chiếm đóng của người biểu tình hôm 18-2 đã thất bại.
“Chiến dịch không hề thất bại. Ít nhất chúng tôi đã lấy lại trụ sở bộ năng lượng và 80% các trụ sở chính phủ” – ông Paradorn Pattanatabut khẳng định.
Đỗ Quyên (Theo Bangkok Post, Reuters)

Vụ dùng máy xúc "đánh sập" nhà dân

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, chiều 7-4, người dân thấy một nhóm thanh niên gồm 4 tên đeo khẩu trang cứ lảng vảng trước nhà này. Đến 16 giờ 30 phút cùng ngày, một trong 4 tên trèo lên chiếc máy xúc (đậu trong khoảng đất trống, nằm bên hông nhà 201) rồi nổ máy điều khiển gàu xúc táp thẳng vào bức tường nhà 201 nhiều cái khiến căn nhà sụp đổ trong phút chốc.

Đồ đạc ngổn ngang trong nhà ông Hồng sau khi bị đám lưu manh dùng xe xúc đánh sập

Thời điểm đó, trong nhà có 2 người, phát hiện vụ việc nên nhanh chân chạy ra ngoài, may mắn thoát chết.
 
Người dân địa phương cho biết chiếc xe xúc đậu trong khoảng đất trống sát nhà 201 khoảng 5 ngày trước. Khi tổ chức đánh sập nhà người khác, chúng phân công 2 đối tượng đứng ngoài cửa canh chừng, 1 tên đứng dưới đất quan sát để tên còn lại lên xe xúc ra tay.
 
Chủ nhà là ông Đặng Thanh Hồng cho biết phần đất mà gia đình ông đang ở mua bằng giấy tay từ năm 2005 của ông Đỗ Văn Bính (1939, ngụ quận 1) Đến năm 2008, ông Bính ủy quyền toàn bộ mảnh đất rộng lớn và bao gồm cả phần đất gia đình ông Hồng đang ở cho bà Phước (vợ ông Bính). Sau đó, bà Phước đem bán phần đất này cho Công ty Bình Nghĩa.
 
Gia đình ông Hồng đã liên tục khiếu nại, khiếu kiện vụ việc đến các cơ quan chức năng để nhờ phân xử nhưng bất thành. Đến giữa năm 2011, Công ty Bình Nghĩa tiếp tục bán lô đất này cho ông Nguyễn Sơn Hoa. Từ đó, gia đình ông Hồng liên tục bị nhiều nhóm người lạ đến gây chuyện, thậm chí gửi thư nặc danh đe dọa, yêu cầu dời đi nơi khác.
 
Sau nhiều lần đe dọa không được, vào ngày 16-11-2012, có hai phụ nữ dẫn theo khoảng hơn 10 người ra sau nhà ông Hồng đập phá làm hư hỏng phần bếp. Khi đó, ông Hồng chạy xuống ngăn cản thì bị đà nhà rơi xuống làm gãy tay phải. Ông Hồng đã gửi đơn tố cáo vụ việc đến Công an quận Bình Thạnh.
 
Đến ngày 7-4 thì một nhóm khác xuất hiện dùng máy xúc phá sập nhà ông.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Xe tải "cõng" máy xúc lao xuống vực, 2 người chết

Khoảng 11 giờ, ngày 25-3, trên tuyến đường vành đai phía Bắc TP Hạ Long, đoạn dốc đấu nối ra QL18, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng làm 2 người chết, 2 người bị thương.

Theo những người chứng kiến vụ tai nạn cho biết, xe tải BKS 14C-072.92 phía sau chở một máy xúc do anh Nguyễn Đình Phương (SN 1968), trú tại phường Hà Khẩu (TP Hạ Long) điều khiển hướng Hạ Long – Cẩm Phả, đến đoạn đường trên xe bất ngờ bị mất lái.

Xe đâm sang bên trái đường, phá nát gần 30m hộ lan. Tiếp đó, xe lao sang bên phải đường húc đổ dải hộ lan rồi phi thẳng xuống vực sâu khoảng 20m.

Lúc xảy ra tai nạn trên xe có 4 người gồm: Lái xe Nguyễn Đình Phương; Nguyễn Thành Linh (SN 1973), trú tại phường Hà Khẩu; Trần Đình Hùng (SN 1982), quê ở tỉnh Hải Dương và Phạm Văn Công (SN 1975) quê ở Hải Phòng.

Trong lúc xe bị mất lái, anh Linh và Phương đã mở cửa nhảy ra ngoài. Nhưng do khi nhảy, anh Phương đã đập đầu vào dải hộ lan nên tử vong tại chỗ.

Chiếc ô tô lao xuống vực làm đầu xe bị bẹp rúm khiến 2 anh Hùng và Công mắc kẹt trong cabin và bị thương nặng.

3 người bị thương nặng được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Nhưng do chấn thương quá nặng anh Hùng đã tử vong.

Theo quan sát tại hiện trường, phần đầu xe ô tô tải bị biến dạng hoàn toàn, máy xúc bị văng sang một bên.

Đây là vụ TNGT thứ 10 từ khi tuyến đường vành đai phía Bắc TP Hạ Long được đưa vào khai thác từ tháng 10-2013, trong đó có 4 vụ TNGT nghiêm trọng làm chết 6 người.

Khâm phục cậu trò nghèo tự chế tạo máy xúc đá hai tay

(PLO) -Sẵn niềm đam mê sáng tạo cùng khả năng tư duy thiên phú, cậu bé Trần Văn Phát (Học sinh lớp 11A3, trường THPT Hậu Lộc 2, Thanh Hóa) đã tự chế ra chiếc máy xúc đá hai tay đầy hữu ích. Với Phát, chiếc máy xúc đó cũng chính là "bàn đạp" để gia đình em thoát cảnh nghèo khó.
Tài năng sớm bộc lộ
Sinh ra trong cảnh nghèo khó, từ bé, Phát đã thấy cha mẹ làm việc quần quật suốt cả ngày nhưng gia đình vẫn chỉ bữa đói bữa no. Thương cha mẹ lao động vất vả nên cậu học trò Trần văn Phát đã sớm nung nấu ý tưởng chế tạo ra một loại máy để thay thế cho lao động chân tay, từ đó, giúp gia đình em thoát nghèo.
Người nhà và hàng xóm của Phát kể: Bố Phát làm ở một xưởng mộc. Từ bé, Phát đã thường xuyên giúp bố làm việc. Và cũng từ đây, Phát bộc lộ tố chất của một nhà “sáng tạo”. Ban đầu chỉ là những chiếc xe bằng gỗ thô sơ, dần dần, những chiếc xe ấy được lắp máy móc hẳn hoi. Hàng xóm láng giềng đã không ít lần phải trố mắt với những chế tạo cải tiến đầy sáng tạo của Phát.
 Đối với Phát, mọi thứ xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn khơi dậy trí tò mò, khám phá. Càng lớn thì tính thích khám phá càng trở lên mạnh mẽ. Mọi đồ dùng trong nhà được Phát tháo rời các bộ phận ra để tìm hiểu, tự lý giải cho mình. Nhiều khi bị bố mẹ mắng thậm chí là cho ăn đòn vì cái tội bao nhiêu đồ trong gia đình đều bị Phát mang ra phá hết.
Ông Trần Văn Ngọc, bố của Phát cho biết: “Từ khi còn nhỏ, gia đình tôi đến khổ vì nó, Phát thường lấy mảnh gỗ vụn xếp thành những máy móc và vẽ những bản thiết kế về các kiểu xe mới theo ý thích của mình”.
Khi lớn lên và đi học, Phát là một học sinh giỏi, đặc biệt là những môn tự nhiên như Vật lý, Công nghệ. Sau mỗi buổi học, cậu về nhà thực hành những lý thuyết đã được học trên lớp nhưng nhiều lần kết quả thì không được như mong đợi , thậm chí còn làm hỏng những đồ dùng trong gia đình. Mỗi lần như thế, Phát lại rút ra được một bài học cho mình để có kinh nghiệm cho những lần thử sức sau.
Cuộc sống bộn bề với những lo toan cũng không khiến cậu bé mảnh khảnh, gầy gò với nước da đen sạm vì nắng gió này hao hụt khả năng thiên phú. 
Nói về ước mơ của mình sau này, Phát chia sẻ mà không hề giấu diếm: “ Nhà em nghèo lắm, em muốn làm gì đó giúp đỡ bố mẹ chính vì thế sau này em muốn trở thành nhà khoa học nổi tiếng, có thể phát minh ra nhiều thứ vừa có thể giúp kinh tế gia đình ổn định vừa góp chút sức lực cho xã hội”.
Chính những áp lực ấy đã cho cậu những thành công bước đầu ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Với nhiều ngày nung nấu và kiên trì cuối cùng cậu cũng cho ra đời bản sáng chế đầu tay của mình là chiếc máy xúc hai tay vô cùng hữu ích.
Chiếc máy xúc "thoát nghèo"
Nói về nguyên nhân hình thành ý tưởng trên, Phát chia sẻ:  “Một lần  đi học về tình cờ nhìn các công nhân  đang xúc đất, máy xúc một tay nên tiến độ thi công chậm, người công nhân phải ngồi trên máy rất vất vả, em đã nảy ra ý tưởng làm chiếc máy xúc 2 tay bán tự động vừa điều khiển từ xa vừa rút ngắn thời gian thi công và cũng để giảm thiểu được ô nhiễm môi trường”. 
Nói là làm, ngay lập tức Phát đã  phác thảo bằng hình ảnh minh họa về chiếc máy gửi tới thầy Hùng dạy môn Công nghệ và được thầy hướng dẫn qua về mặt lý thuyết. Sau đó thầy Hùng đã đề bạt lên hội đồng nhà trường xem xét. Nhận thấy ý tưởng khả thi nên ban giám hiệu nhà trường đã ủng hộ và cấp trang thiết bị để em sớm hoàn thành sản phẩm phục vụ cho xã hội.
Quá trình sáng tạo em gặp không ít khó khăn nhất là khâu gò hình khối vỏ của xe và công đoạn gắn kết các thiết bị lại với nhau sao cho chuẩn xác. 
Sau nhiều ngày mài dũa, gắn kết các thiết bị lại với nhau, chiếc  máy xúc hai tay của  em đã ra đời. Cách thức hoạt động của máy dễ dàng, chỉ cần một người điều khiển từ xa. Với lợi thế 2 tay xúc, nếu đá to, một tay dùng làm búa đập còn tay kia xúc, đặc biệt 2 tay xúc có thể xúc hai nơi đổ về một vị trí, phía trước xe còn có bộ phận ủi san lấp, rút ngắn được thời gian thi công.
Sau khi hoàn thành, Phát đưa tác phẩm của mình tham gia tranh giải “Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng” của tỉnh Thanh. Mô hình sáng tạo này được ban giám khảo cuộc thi đánh giá có tính ứng dụng cao, phù hợp với ngành xây dựng, nếu được ứng dụng vào thực tiễn sẽ giúp thời gian thi công các công trình được rút ngắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 
Và cũng chẳng mấy bất ngờ khi tác phẩm của em đã được xướng tên tại buổi trao giải, tác phẩm máy xúc hai tay mặc dù chỉ đạt giải ba nhưng với em chỉ bấy nhiêu thôi là cả niềm hạnh phúc.
Nhớ lại cảm giác ấy, Phát chia sẻ : “ Lúc đó thật sự em rất xúc động, đó là công lao không phải của riêng em mà là của bố mẹ và tất cả các thầy cô trong trường. Em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai để đạt được ước mơ của mình”.
Nuôi mộng lớn với chiếc máy xúc của mình, Phát đang vẽ ra cho mình rất nhiều kế hoạch cho tương lai. Với em, con đường phía trước còn rất dài, nhưng Phát luôn tự tin rằng: Em sẽ thoát nghèo với chiếc máy xúc mình đã dày công sáng tạo.

Tài xế xe tải thiệt mạng vì bị máy xúc đổ gạch đè

Sự việc xảy ra vào sáng nay (6/11) tại nhà máy gạch Bình Hà (xã Thạch Điền, H. Thạch Hà, Hà Tĩnh). Tài xế xe tải bị máy xúc đổ gạch đè chết là ông N.V.Kh. (54 tuổi, ở xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).

Hiện trường vụ tai nạn khiến tài xế xe tải chết thảm. Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Theo tin tức, vào thời điểm trên, ông Kh. lái xe tải vào nhà máy gạch Hà Bình để chở gạch vỡ về làm đường.
Sau khi vào bến, ông Kh. phát hiện xe bị hỏng ống bơm dầu nên đã nâng thùng xe lên và chui vào để sửa.
Cùng lúc, chiếc máy xúc múc gạch tiến đến, do không biết nên tài xế xe cẩu vẫn múc gạch vỡ đổ lên thùng xe tải khiến thùng xe sập xuống, đè lên ông Kh. khiến ông này tử vong tại chỗ.
Những người có mặt hoảng hốt nâng thùng xe lên để đưa nạn nhân ra ngoài đồng thời trình báo sự việc lên cơ quan chức năng.
Công an huyện Thạch Hà phối hợp với chính quyền địa phương đã nhanh chóng tới hiện trường làm rõ vụ tai nạn.
Thi thể nạn nhân xấu số đã được bàn giao cho người nhà đem về làm thủ tục mai táng.

Hệ thống thủy lực máy xúc đào

Hệ thống thuỷ lực trên máy xúc đào gồm một số chi tiết chính sau: thùng dầu thuỷ lực, bơm thuỷ lực, cụm van phân phối chính và các van điều khiển, mô tơ quay toa, mô tơ di chuyển, các xi lanh thuỷ lực, đường ống dẫn dầu, lọc dầu thuỷ lực, két làm mát dầu thuỷ lực.



Nguyên lý làm việc

Khi động cơ (1) làm việc. Công suất được truyền qua bánh đà đến bơm thuỷ lực. Bơm thuỷ lực (2) làm việc, hút dầu từ thùng dầu và đẩy đến cụm van phân phối chính (8). Trên ca bin người vận hành sẽ tác động đến các cần điều khiển thiết bị công tác, quay toa, di chuyển. Khi có sự tác động của người vận hành một dòng dầu điều khiển sẽ được mở đi đến cụm van phân phối chính.

Dòng dầu điều khiển này sẽ có tác dụng đóng/mở cụm van phân phối tương ứng cho thiết bị công tác, quay toa, di chuyển. Đường dầu chính đến các xi lanh (7) cần, tay gầu hoặc gầu. Như vậy thiết bị công tác có thể làm việc theo ý muốn của người vận hành. Đường dầu đi đến mô tơ quay toa (5) hoặc mô tơ di chuyển (3) làm cho các mô tơ này quay. Mô tơ sẽ kéo cho toa quay hoặc kéo xích thông qua truyền động cuối và bánh sao làm cho xe di chuyển được. Đường dầu trước khi về thùng được làm mát ở két mát và được lọc bẩn ở lọc dầu thuỷ lực. Áp lực của hệ thống thuỷ lực được giới hạn bởi van an toàn, thông thường được lắp ở cụm van phân phối chính. Khi áp lực hệ thống đạt đến giới hạn của van thì van sẽ mở ra và cho dầu chảy về thùng.



Bơm thủy lực và sự điều khiển tốc độ động cơ

Hệ thống thuỷ lực trên máy đào thông thường có 02 bơm thuỷ lực chính kiểu piston (6), (8), một bơm dầu điều khiển (7) kiểu bánh răng. Trên các máy xúc công suất lớn có thêm một mạch thuỷ lực làm mát riêng, thì thường có thêm bơm dầu thuỷ lực mạch quạt làm mát kiểu piston. Đầu ra của bơm, áp suất hệ thống, tốc độ động cơ có mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình làm việc và chúng được điều khiển thông qua hộp điều khiển bơm và động cơ (1). Trong quá trình làm việc hộp đen thường xuyên kiểm soát các tín hiệu đầu vào từ: tay ga (11), màn hình (12) hai cảm biến áp lực đầu ra của bơm (9), cảm biến ga (2), cảm biến tốc độ động cơ (5). Qua đó hộp đen (1) sẽ gửi tín hiệu điều khiển đến bộ điều tốc (3) để điều khiển tốc độ của động cơ. Gửi tín hiệu điều khiển đến van điện từ tỉ lệ (10). Dòng dầu điều khiển từ bơm dầu điều khiển (7) đi qua van điện từ tỉ lệ đến điều khiển góc mở đĩa nghiêng của 02 bơm thuỷ lực chính. Điều này cho phép kiểm soát được đầu ra của bơm phù hợp với tải làm việc và công suất của động cơ.

Để hệ thống thuỷ lực làm việc tốt thì tất cả các chi tiết của hệ thống thuỷ lực phải ở trong tình trạng kỹ thuật tốt. Các tín hiệu đầu vào và các tín hiệu đầu ra của hộp điều khiển(1) phải nằm trong tiêu chuẩn của nhà sản xuất.