Máy nặng hơn 300 kg gồm lưỡi cày để xới đất và bộ phận sàng với bề ngang 1,2m vừa bằng chiều rộng của một luống khoai tây.
Hai nông dân đã gắn máy đào vào chiếc xe kéo 2.200 mã
lực. Khi xe chạy qua luống khoai, lưỡi cày của máy xới, đẩy đất và khoai
lên bộ phận sàng. Cái guồng quay tròn của sàng làm cho đất rơi xuống
các khe hở, còn khoai được đẩy ra phía sau của máy đào và phơi trên mặt
đất, thuận tiện cho người đi nhặt củ.
Anh An cho biết, mỗi ngày máy có thể đào hơn 3 ha khoai
tây, tương đương công suất thu hoạch của 15 người khi đào bằng nỉa.
Chiếc máy còn khắc phục phần lớn những nhược điểm của việc đào bằng nỉa:
Củ khoai hầu như không bị trầy, xước, lác (sứt mẻ), rất thích hợp cho
việc chế biến khoai tây với qui mô công nghiệp.
“Ý tưởng chế tạo chiếc máy này xuất hiện rất tình cờ:
Cách đây hơn một tháng, nghe một Cty đưa máy đào khoai tây nhập từ nước
ngoài đến phường 7 để thu hoạch nông sản cho những hộ nông dân đang hợp
đồng làm ăn với họ. Hai anh em tìm đến xem rồi bắt tay vào vẽ bản thiết
kế máy đào sao cho phù hợp với chất đất và địa hình đồi núi nhấp nhô của
Đà Lạt.
Bọn tui tìm mua khung sắt, bạc đạn, nhíp xe hơi, dây
cu-roa, sắt tròn… rồi đưa cho các tiệm cơ khí cắt, hàn, tiện và lắp ráp
theo bản vẽ. Mấy anh em thay phiên nhau bám sát tiệm cơ khí để họ làm
đúng ý đồ để hoàn thành chiếc máy này” – anh An thổ lộ.
Anh Cư cũng cho hay, mặc dù giá thành chỉ khoảng 12
triệu đồng nhưng máy xúc đào rất tiện dụng, giúp tiết kiệm đáng kể nguồn chi
phí thuê nhân công đào khoai tây.
Trước đó, hai anh em cũng đã chế tạo chiếc máy xúc đất
để lên luống cho khoai tây, bắp cải…với công suất cao gấp 5 – 6 lần so
với việc xúc đất bằng xẻng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét