I. CÁC QUI ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG.
- Tất cả các máy móc bất kể cũ hay mới trước khi được đưa vào sử dụng
phải được kiểm tra kĩ lưỡng tình trạng kĩ thuật của máy đặc biệt là với
các cơ cấu an toàn như phanh, cơ cấu tự hãm…
- Chỉ cho phép công nhân được đào tạo qua trường lớp, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm sử dụng máy móc.
- Công nhân lái máy và phụ lái phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động theo qui định cho từng nghề, từng máy.
- Các bộ phận chuyển động của máy phải được che chắn cẩn thận ở những vị trí dễ gây tai nạn.
- Thưỡng xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy để tránh trường hợp hỏng hóc trong quá trình thi công.
- Phải lái máy và tiến hành thao tác theo đúng tuyến thi công, trình
tự thi công công trình và các qui định về kỹ thuật an toàn do các kĩ sư
thi công và an toàn lao động đề ra.
- Trong thời gian nghỉ cần loại trừ khả năng tự hoạt động của máy,cần
khóa,hãm các bộ phận cần thiết. Để máy ở nơi an toàn,kê,chèn các bánh
máy để máy không bị trôi và ngiêng đổ.
- Các máy cố định cần được lắp đặc chắc chắn, tin cậy trên bệ máy và
mặt bằng nơi máy đứng.Chỗ máy đứng phải khô ráo,sạch sẽ,không trơn ướt
gây tai nạn lao động.
- Các máy khi di chuyển, làm việc ban đêm hoặc trong điều kiện thời
tiết xấu, sương mù, thiếu ánh sáng thì bên cạnh hệ thống chiếu sáng, các
máy phải luôn bậc hệ thống chiếu sáng riêng để đảm bảo ánh sáng thi
công, vừa là tín hiệu để các xe không va chạm vào nhau.
- Khi di chuyển máy đi xa cần tuân thủ các quy định an toàn về di chuyển máy.
II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÍ,PHỤ TRÁCH MÁY.
- Để đảm bảo an toàn, tất cả xe máy và phương tiện vận chuyển đem sử
dụng phải tốt và được kiểm tra kĩ tình trạng kĩ thuật trướckhi đem sử
dụng.
- Khi thiết kế công nghệ thi công phải chuẩn bị nơi làm việc sao cho
đảm bảo an toàn khi làm việc, phải đảm bảo sao cho công nhân không bị đe
dọa nguy hiểm bởi các bộ phận của máy, của vật liệu.
* Các nơi nguy hiểm trên công trường, nhà máy phải có biển báo phòng ngừa.
* Chỗ ngồi của người lái hoặc chỗ làm việc phải thuận tiện, ổn định,
dế quan sát, đủ ánh sáng, không bị ảnh hưởng bởi mưa nắng…
* Nghiêm cấm mọi hành vi làm việc cẩu thả chạy theo năng suất.
- Trước khi đưa máy vào làm việc cần xác định sơ đồ di chuyển,nơi đỗ,
vị trí và phương pháp nối đất với máy điện, quy định phương pháp thông
báo bằng tín hiệu giữa người lái và người báo tín hiệu
* Ý nghĩa của các tín hiệu trong khi làm việc của máy phải được thông báo cho tất cả mọi người liên quan.
* Đối với các máy di chuyển,làm việc gần các hố móng,mương rãnh… phải nằm trong giới hạn khoảng cách cho phép.
- Chỉ tiến hành bảo dưỡng,sữa chữa khi động cơ đã dừng hẳn,giải phóng
áp lực từ hệ thống khí nén, thủy lực và các trường hợp do hướng dẫn của
nhà máy chế tạo qui định.
* Khi bảo dưỡng máy xúc được dẫn động bằng điện,cần áp dụng những biện pháp an toàn về điện.
* Những cụm máy có khả năng tự duy chuyển trọng lượng bản thân, khi bảo quản phải được chèn hoặc đặt trên giá đỡ.
* Không dùng lửa ở khu vực nạp nhiên liệu cũng như sử dụng xe bị chảy dầu, nhiên liệu.
* Việc tháo và lắp máy phải tiến hành có sự chỉ huy của ngưoicó
trách nhiệm và phải tuân theo hướng dẫn của nhà máy chế tạo.
* Khu vực tháo lắp phải được ngăn hay làm dấu hiệu an toàn kèm theo bảng phòng ngừa.
* Trong quá trình tổ chức quản lý và sử dụng máy xây dựng phải thực
hiện đầy đủ những điều quy định trong ”Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn
trong sủ dụng và sữa chữa máy”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét